Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm trong vụ án chạy thận

Chiều qua 25-5, TAND TP Hòa Bình tiếp tục phiên sơ thẩm xét xử đối với 3 bị cáo trong vụ án chạy thận khiến 9 người tử vong xảy ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Phiên tòa xét xử đã dành cả chiều để luật sư Trần Hồng Phúc bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương và tranh luận với viện kiểm sát.

Bộ Y tế phải có trách nhiệm

Phần tranh tụng, luật sư Trần Hồng Phúc đặt câu hỏi: “Bộ Y tế phải trả lời cho mọi người biết là có hay không quy trình, quy chế lọc máu? Từ căn cứ trên để có thể xác định trách nhiệm thuộc về ai? Nếu tìm ra được, đây sẽ là cuộc cách mạng thay máu cơ chế, tổ chức cho ngành Y để đảm bảo cho quyền lợi và sự an toàn của người dân”.

Tiếp sau đó, luật sư Phúc nêu ra các chứng cứ và tin tức lập luận để chứng minh, vì có thể đơn nguyên thận nhân tạo thành lập sai quy chế nên rất khó để buộc tội các bị cáo trong vụ án chứ không nói riêng gì bị cáo Lương.

Luật sư Phúc cho rằng, Bộ Y tế phải có trách nhiệm chính trong vụ án này do chưa có quy trình về nước RO ở thời điểm đó, chưa làm tròn việc kiểm tra, giám sát hoạt động của đơn nguyên thận nhân tạo.

Các luật sư bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương và các bị cáo chiều 25-5

 “Như vậy, sự cố xảy ra nguyên do không có quy trình, không có hành lang pháp lý liên quan. Nửa năm sau sự cố, Bộ Y tế mới cho xây dựng hành lang pháp lý, vậy tại sao lại quy tội các bị cáo ngồi đây khi mà bác sĩ Hoàng Công Lương chỉ có nhiệm vụ điều trị bệnh?” – luật sư Phúc phản biện.

Với các lập luận chứng minh Bộ Y tế buông lỏng quản lý trang thiết bị y tế dẫn đến cái chết của người dân, luật sư này còn cho rằng Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm lớn vì hệ thống lọc RO là sản phẩm duy trì sự sống của con người.

Dẫn lời ông Nguyễn Huy Quang – Vụ trưởng Vụ pháp chế Bộ Y tế nói rằng: “Trước khi xảy ra sự cố, Bộ Y tế chưa ban hành quy chuẩn riêng về quy trình chạy thận nhân tạo. Các quy chuẩn này được các đơn vị thống nhất với nhau theo tiêu chuẩn quốc tế. Sự cố xảy ra không có quy trình”. Ông Khoa cũng nói rằng, sau khi sự cố xảy ra thì Bộ Y tế mới ban hành quy chuẩn với 52 quy trình (ban hành tháng 4/2018 – pv). Theo luật sư Phúc, việc không ban hành quy trình nhưng lại quy trách nhiệm cho người khác là không hợp lý”.

“Chỉ có người chết mới không có quy trình, còn tất cả chúng ta đều có quy trình” – luật sư Phúc trình bày.

Sau vụ chạy thận làm 9 người chết, thực tế đáng quan ngại hơn là BVĐK Hòa Bình đã có thời gian hoạt động chạy thận chui, bất hợp pháp. Đồng nghĩa với việc thanh tra của Bộ Y tế, Sở Y tế phải chịu trách nhiệm về điều này. Cần kiểm tra hàng trăm bệnh viện đang hoạt động trên cả nước, nếu không sẽ có vụ Hòa Bình thứ hai thật khủng khiếp”

Bác sĩ Hoàng Công Lương rời tòa chiều 25-5

Luật sư đề nghị khởi tố vụ án liên quan ông Trương Quý Dương

Trong phiên tòa sáng 25/5, luật sư Lê Văn Thiệp (bào chữa cho bác sỹ Lương) tiếp tục khẳng định, nguyên nhân sự cố khiến 9 bệnh nhân tử vong là do tồn dư hóa chất trong hệ thống lọc nước, không phải do chuyên môn bác sỹ Lương.

Ông Thiệp cho rằng, ông Trương Quý Dương (nguyên Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình), Phòng vật tư (BVĐK tỉnh Hòa Bình) và ông Đỗ Anh Tuấn (giám đốc Công ty Thiên Sơn) phải là những người chịu trách nhiệm trong vụ việc.

Bên cạnh đó, luật sư Thiệp cũng kiến nghị cơ quan chức năng xem xét khởi tố vụ án hình sự về các hành vi lợi dụng chức vụ, làm giả giấy tờ và thiếu trách nhiệm đối với các ông Trương Quý Dương. HĐXX đã quyết định tạm nghỉ, thứ hai tuần sau sẽ tiếp tục phiên tòa.

(Theo Cao đẳng dược TPHCM -Cao đẳng y dược Sài Gòn t/h)

Rate this post

Author: Demorr