Tại Việt Nam hiện nay xuất hiện khá nhiều các vấn đề tiêu cực trong xã hội diễn ra ở bộ phận không nhỏ trong xã hội làm cho tỉ lệ tội phạm trên cả nước vẫn còn ở mức cao. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu những giải pháp phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội hiện nay là gì?
Giải pháp phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội hiện nay là gì?
Căn cứ theo Chỉ thị số 48 – CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay đã xác định rõ ràng 6 nhiệm vụ và giải pháp cần thực hiện để đảm bảo tốt hơn tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Cụ thể các giải pháp phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội bao gồm:
1. Quán triệt, triển khai nghiêm túc theo Kết luận số 13-KL/TW gắn với việc tiếp tục chỉ đạo và thực hiện những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước về công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới.
Các cấp Uỷ, tổ chức Đảng cần tăng cường sự lãnh đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước từ đó phát huy được sức mạnh tổng hợp toàn dân trong việc phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cấp thực hiện nghiêm quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, đề cao đạo đức, công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong việc chỉ đạo và thực thi công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội của đơn vị.
Nhiệm vụ quan trọng, cấp bách là xác định công tác phòng, chống tội phạm cần được thực hiện mọi lúc, mọi nơi, mọi địa bàn. Chủ động phòng ngừa từ sớm lấy cơ sở là địa bàn trọng điểm tập trung nhiều biện pháp phòng chống tội phạm.
Cần có sự kết hợp chặt chẽ với việc chủ động phòng ngừa với tích cực phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi phạm tội.
2. Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm, giữ vững phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; giải quyết hòa giải các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, thực hiện tốt công tác quản lý đối tượng phạm tội, vi phạm pháp luật tại địa bàn cơ sở. Các cơ quan truyền thông đại chúng tiếp tục thực hiện vai trò đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền với các hình thức khác nhau nhằm truyền đạt công tác phòng chống tội phạm.
Tìm hiểu thêm:
3. Phản bác lại những tư tưởng sai trái, quan điểm phản bác, xuyên tạc không đúng về thông tin chủ trương của Đảng trong công tác thực hiện các biện pháp phòng chống tội phạm. Tấn công các loại tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, tội phạm về ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm mua bán, xâm hại trẻ em, tội phạm xâm phạm tính mạng…
4. Lãnh đạo các cấp chỉ đạo thực hiện tốt công tác đánh giá tình hình để kịp thời có giải pháp phù hợp để đảm bảo được trật tự, an ninh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh.
5. Kiện toàn các cơ quan pháp luật hay những phòng chuyên trách, phòng chống tội phạm, đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan bảo vệ pháp luật cả về số lượng và chất lượng. Tăng cường vai trò nòng cốt trong công tác phòng, chống tội phạm, cơ sở vật chất cho lực lượng công an ở cấp xã để ngay từ đầu có thể giải quyết các vấn đề an ninh trật tự tại tuyến cơ sở.
6. Thực hiện tốt công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra và kịp thời phát hiện các hành vi tội phạm để đấu tranh, ngăn chặn cán bộ, đảng viên có dấu hiệu vi phạm.
Trên đây là chia sẻ các giải pháp phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội, hy vọng bạn đọc sẽ có sự tìm hiểu nhiều hơn kiến thức để vận dụng cả trong công việc và cuộc sống.