Tại Việt Nam sử dụng bóng cười có cấm không?

Trào lưu bóng cười đang rất phổ biến trong giới trẻ hiện nay. Tại Việt Nam, sử dụng bóng cười có cấm không?

Mục Lục

1. Bóng cười là gì?

Trào lưu bóng cười đang nhận được sự hưởng ứng đông đảo của giới trẻ Việt Nam. Biết về sự nguy hiểm của nó nhưng không ít bạn trẻ đã vẫn bị thú vui này tiêu khiển. Thú vị xả stress này cũng đã và đang thịnh hành ở nhiều quốc gia trên thế giới, để lại hệ lụy vô cùng nghiêm trọng.

Sử dụng bóng cười là việc bơm thêm khí nitrous oxide vào trong quá bóng, người dùng chỉ là “thổi” và “hít” – “hít” và “thổi”. Khí nitrous oxide lan tỏa, ngấm vào cơ thể sẽ tạo cảm giác phấn khích, tạo ảo giác gây cười cho người sử dụng.

Khí được bơm vào trong bóng cười là N2O, khi hít vào trong người tác động lên hệ thần kinh của người dùng, tạo cảm giác phê pha, ảo giác. Dẫn đến việc không kiếm soát được hành vi của mình.

bóng cười bị cấm không
Bóng cười có hại không?

Xem thêm: Sự nguy hiểm của việc chơi Bóng cười là gì để phòng tránh sử dụng

2. Bóng cười có hại không?

Sử dụng bóng cười ảnh hưởng trực tiếp tới tim mạch, hệ thần kinh. Thâm chí nguy hiểm hơn còn khiến người dùng để sử dụng các chất kích thích khác mà hậu quả xấu nhất có thể dẫn tới trầm cảm hoặc tử vong. Hít khí này vào cảm giác tê tê, đặc biệt là nghe nhạc rõ, sau đó phấn khích, cười ngả nghiêng.

Ban đầu người dùng sử dụng bóng cười: Cảm giác hưng phấn, mất kiểm soát. Biểu hiện ra bên ngoài là sự ảo giác, chóng mặt, kích thích bởi âm nhạc, sau đó là tê mỏi chân tay, cử động khó khăn, mệt mỏi.

Khi thần kinh không còn cảm giác, không hoạt động được bình thường, thậm chí gây hôn mê sâu, về lâu dài dẫn tới rối loạn thần kinh, trong đó có chứng mất trí nhớ, trầm cảm. Sử dụng bóng cười nhiều còn dẫn đến tình trạng gây nghiện.

bóng cười có hại không
Bóng cười có gây nghiện không?

Trong y khoa, N2O được sử dụng để gây tê khi phẫu thuật, tuy nhiên, liều lượng và cách pha chế phải được kiểm soát chặt chẽ để không gây tác hại cho bệnh nhân.

Có rất nhiều trường hợp, người sử dụng bóng cười trong thời gian dài và với liều lượng lớn dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, co giật, đột tử. Hoặc ảnh hưởng trầm trọng đến tâm lý sau này.

3. Ở Việt Nam bóng cười có cấm không?

Chưa có quy định cấm sử dụng bóng cười nhưng hợp chất Dinitơ monoxit thuộc danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. Do đó, việc mua bán, sử dụng bóng cười cho người là sai phạm bởi không được cấp phép để mua bán, sử dụng cho người.

bóng cười có hợp pháp không
Bóng cười có hợp pháp không?

Click ngay: nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội để phòng tránh.

“Trước tình trạng sản xuất, kinh doanh và tự ý sử dụng bóng cười – chất kích thích có thể dẫn đến tử vong. Điều tra ma túy toàn cầu (2013 – 2014) cho thấy N2O xếp hàng thứ 14 trong các loại thuốc gây nghiện được sử dụng nhiều nhất trên toàn cầu – đứng trước cả Ketamine. Sau đó, loại chất kích thích dạng hít giải trí được sử dụng nhiều thứ hai ở Anh – được sử dụng bởi 400.000 thanh niên vào năm 2014, đã chính thức bị cấm vào năm 2015 tại Anh. Và số tiền phạt có thể lên tới 1.000 GBP ($ 1,250). Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc đặc biệt là thuốc kích thích nào cũng luôn mang theo rủi ro”.

Trước sự nguy hiểm của việc sử dụng bóng cười, từ ngày 29/05/2019 Bộ y tế đã quyết định thông qua việc việc sử dụng bóng cười với mục đích vui chơi giải trí chính thức được xếp vào danh mục cấm tại Hà Nội. Như vậy, Hà Nội cấm bóng cười, bởi đây là một trong những nơi tập trung nhiều tụ điểm vui chơi của giới trẻ.

Qua bài viết trên chúng ta hiểu được những tác hại nguy hiểm của việc sử dụng bóng cười. Giới trẻ hãy thật tỉnh táo trước thú vui độc hại này.

Rate this post

Author: Demorr