Những điều thú vị về tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi

Ông Nelson Mandelal là tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi. Ông được mệnh danh là tượng đài về tự do và bình đẳng được người dân vô cùng yêu quý.

Mục Lục

Những điều thú vị về tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi

Giới thiệu về Nelson Mandela

Nelson Rolihlahla Mandela (18/7/1918 – 5/12/2013) là Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi từ năm 1994 đến năm 1999. Nhờ bầu cử dân chủ theo phương thức phổ thông đầu phiếu, ông cũng là tổng thống đầu tiên nhậm chức theo hình thức này. Ông là nhà hoạt động chống chủ nghĩa apacthai và là người đứng đầu Umkhonto we Sizwe – phái vũ trang của Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) trước khi ông là tổng thống.

Nelson Rolihlahla Mandela-la-tong-thong-da-mau-dau-tien-cua-nam-phi
Nelson Rolihlahla Mandela là tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi

Xem ngay: tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ để biết thêm về ông

Ông bị buộc tội phá hoại chính trị cùng với các tội danh khác vào năm 1962. Thời điểm này ông bị bắt giữ và tuyên án tù chung thân. Ông bị giam giữ tại đảo Robben với thời gian là 27 năm.

Vào ngày 11/2/1990 ông được ra tù và thả tự do. Đến năm 1994 Mandela đã lãnh đạo đảng của ông trong cuộc thương nghị để tiến tới một nền dân chủ đa sắc tộc. Đối với lịch sử của đất nước này thì Mandela được coi là một trong những người có ảnh hưởng nhất. Mandela thường ưu tiên cho vấn đề hoà giải dân tộc trong suốt những năm 1994 đến năm 1999.

Hoạt động chống Chủ nghĩa Apacthai

Mandela trở thành người đồng sáng lập và là lãnh đạo cánh vũ trang của ANC (MK) vào năm 1961. Ông là người quyên tiền cho nhóm, lên kế hoạch cho một cuộc chiến tranh du kích nếu phương cách phá hoại vẫn không chấm dứt được chế độ apacthai đồng thời chính ông là người điều hành các chiến dịch phá hoại chống lại các mục tiêu quân sự.

“Khi chúng tôi biết rằng chúng tôi sẽ bắt đầu vào ngày 16 tháng 12 năm 1961, nhằm làm nổ tung những vị trí là biểu tượng của chủ nghĩa apacthai như văn phòng giấy thông hành, toà án địa phương và những nơi tương tự. Nhưng chúng tôi dự định thực hiện điều đó sao cho không có ai bị thương vong”. Người đồng chí trong đảng ANC Wolfie Kadesh đã chia sự dẫn dắt của ông trong chiến dịch đánh bom.

Nhiều dân thường đã bị thương vong vào những năm 1980 do MK đã tiến hành chiến tranh du kích chống lại chế độ apacthai. Thế nhưng ông cho biết, ông và đảng chống lại apacthai cũng vi phảm quyền con người chỉ trích thẳng thừng những đảng viên trong đảng ông cố gắng đưa ra những câu chữ phản ánh sự thật ra khỏi báo cáo của Uỷ ban Sự thật và Hoà giải.

Cho đến tận tháng 7 năm 2008, Mandela và các đảng viên ANC bị Hoa Kỳ cho rằng họ là khủng bố trong thời kỳ chế độ apacthai ở Nam Phi. Vì thế, nếu không có giấy phép cho phép đặc biệt của Ngoại trưởng Hoa Kỳ họ sẽ bị hạn chế đi đến Hoa Kỳ. 

Nelson Mandela – tượng đài về tự do và bình đẳng

“Tôi đã chiến đấu chống lại sự thống trị của người da trắng, và tôi cũng chiến đấu chống lại sự thống trị của người da đen. Tôi trân trọng lý tưởng về một xã hội dân chủ và tự do, trong đó mọi người sống với nhau hoà thuận và bình đẳng. Đó là lý tưởng mà tôi luôn hy vọng để sống vì nó và đạt được nó. Nhưng nếu cần, tôi cũng sẵn sàng chết vì lý tưởng đó”. Ông như trở thành một tượng đài tự do và bình đẳng khi nhắc đến.

nu-cuoi-hien-hau-cua-tong-thong
Nụ cười hiền hậu của tổng thống

Click ngay: tổng thống già nhất thế giới để biết những điều thú vị

Trong suốt những năm tháng ở tù, ông đã có hành trình xoá bỏ chế độ apacthai và luôn nỗ lực hoà giải dân tộc. Nền dân chủ của Nam Phi đã được ông xây dựng nền móng vững chãi.

Ông có một nụ cười vô cùng hiền hậu, một ánh mắt trìu mến. Hình ảnh ấy của ông đi sâu vào tâm trí người dân cả bởi lòng yêu thương con người và tinh thần tự do, hoà giải dân tộc.

Ông khẳng định đấu tranh vũ trang chỉ là hành động tự vệ và làn biện pháp cuối cùng để đạt được kết quả.Mỗi sinh mạng đối với ông đều vô cùng trân quý. Vì thế, ông là một người da đen đầu tiên chiếm trọn được lòng thành kính và yêu mến của mọi người trên thế giới.

Từ khi ông trở thành tổng thống thì ông cũng đã hỗ trợ người dân ổn định đời sống bằng nhiều biện pháp và áp dụng các chính sách xã hội tiến bộ ít thấy tại châu Phi. Sau khi tư tưởng phân biệt chủng tộc apacthai bị xoá bỏ thì ông đã gọi tên đất nước của mình là “quốc gia cầu vồng”. Để tiếp tục gây dựng hình ảnh Nam Phi với thế giới thì ông đã cố gắng thuyết phục thành công các công ty đa quốc gia tiếp tục ở lại đầu tư

Ông kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 7 năm 1999 và rời bỏ hoạt động chính trị trở về sống ở Transkei. Mặc dù nghỉ hưu nhưng ông tiếp tục hoạt động không ngừng nghỉ cho các hoạt động thúc đẩy hoà bình, dân chủ tại châu Phi. Ông dành mọi thời gian của mình để tuyên truyền rộng rãi tới người dân, phổ biến họ về đại dịch AIDS nhằm thúc giục người dân Nam Phi thay đổi suy nghĩ.

Hơn thế, những đóng góp của ông đã được ghi nhận rất nhiều. Ông đã có được giải thưởng Nobel hoà bình năm 1993, giải thưởng Lenin của Liên Xô và giải thưởng Tự do của Mỹ cho đóng góp to lớn của ông trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc apacthai, chống đói nghèo, bất bình đẳng được đất nước Nam Phi. Đại hội đồng Liên Hợp quốc khoá 64 đã thống nhất lấy ngày 18/7 là “Ngày quốc tế Nelson Mandela” vào , tháng 11 năm 2009.

Ông Nelson Mandelal là tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi. Ông đã có những đóng góp to lớn cho sự tự do của dân tộc. Người dân nhớ đến ông và luôn dành một sự kính yêu tột cùng.

3.9/5 - (7 bình chọn)

Author: nguyennga