Chu vi hình tròn công thức, cách tính như thế nào?

Chu vi hình tròn công thức, cách tính như thế nào?

Công thức chu vi hình tròn là mảng kiến thức cơ bản, cơ sở nề giúp các bạn học sinh trong quá trình học tập và làm việc. Vậy chu vi hình tròn công thức, cách tính như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu sâu cùng nâng cao kiến thức nhé!

Mục Lục

Khái niệm đường tròn, hình tròn

Phân biệt đường tròn và hình tròn

  • Khái niệm đường tròn

Đường tròn là đường hay vòng bao quanh của hình tròn. Đường tròn còn được hiểu là tập hợp các điểm cách tâm đường tròn 1 khoảng r và r được gọi là bán kính của đường tròn

  • Khái niệm hình tròn

Hình tròn trên mặt phẳng là khu vực bên trong đường tròn. Chu vi, bán kính và tâm của hình tròn liên quan đến đường tròn bao quanh. Hình tròn có thể là đóng hoặc mở tùy thuộc vào việc có chứa đường tròn biên hay không.

Đọc thêm: Công thức diện tích hình thoi chi tiết kèm ví dụ cụ thể

Tính chất của hình tròn

  • Đường kính chính là trường hợp đặc biệt của dây cung khi đi qua tâm của hình tròn.
  • Đường kính là đoạn thẳng dài nhất nối từ 2 điểm nằm trên đường tròn, đường kính chia hình tròn thành 2 nửa bằng nhau.
  • Đường kính có độ dài gấp đối bán kính.
  • Các đường tròn bằng nhau sẽ có chu vi bằng nhau.
  • Đường tròn có chu vi bằng nhau thì có bán kính và đường kính bằng nhau và ngược lại.
  • Tỉ lệ của bán kính 2 hình tròn bằng đúng tỉ lệ giữa chu vi của 2 đường tròn đó.
  • Góc tại tâm hình tròn có giá trị 360 độ 2 tiếp tuyến của đường tròn được vẽ từ điểm bất kỳ ngoài hình tròn có độ dài bằng nhau.
  • Các tiếp tuyến của đường tròn đều vuông góc với đoạn thẳng nối từ tâm đến điểm tiếp xúc của tiếp tuyến đó với đường tròn.
  • Đường tròn là hình có trục đối xứng và tâm đối xứng.

Chu vi hình tròn công thức như thế nào?

Chu vi hình tròn được biết chính là đường biên giới hạn của hình tròn. Công thức chu vi hình tròn được tính bằng cách lấy 2 lần bán kính nhân pi hay đường kính nhân với pi.

Cụ thể chu vi hình tròn công thức như sau: C = D x π hoặc C = (R x 2) x π

Trong đó:

  • C là ký hiệu chu vi hình tròn
  • R là bán kính hình tròn
  • D là đường kính hình tròn
  • π (pi) là hằng số giá trị tương đương 3.14

Xem thêm: Chi tiết công thức diện tích hình thang thường, vuông và cân

Cách tính đường kính hình tròn

Đường kính của hình tròn chính là một đoạn thẳng đi qua tâm đường tròn, chúng sẽ cắt đường tròn tại hai điểm trên đường tròn.

Thông thường, để tính được đường kính của hình tròn sẽ dựa vào bán kính và chu vi. Cụ thể:

  • Nếu biết bán kính đường tròn, công thức tính đường kính sẽ là nhân đôi bán kính: D = 2R
  • Nếu biết chu vi hình tròn, đường kính sẽ bằng chu vi chia số PI: D = C/ π

Cách tính bán kính hình tròn dựa vào chu vi

Công thức tính như sau: r = C:2:π

Trong đó:

  • C là chu vi hình tròn r là bán kính hình tròn
  • π là số Pi (thường được lấy giá trị là 3,14)

Hướng dẫn cách tính chu vi hình tròn kèm ví dụ cụ thể

Sử dụng đường kính tính chu vi hình tròn

Với dạng toán này, thường đề bài sẽ cho thông số của bán kính hoặc đường kính của hình tròn. Vậy nên, các bạn chỉ cần áp dụng công thức tính chu vi là có thể tính toán dễ dàng, chính xác.

Ví dụ: Nhà bạn có 1 bồn hoa hình tròn đường kính 2,4 m, bạn muốn dựng 1 hàng rào trắng xung quanh và cách nó 1,8 m.

Giải:

Tổng đường kính của bồn hoa và hàng rào là: 2,4 m + 1,8 m + 1,8 m = 6 m.

Thay đường kính và π bằng giá trị số học vào công thức, ta được: C = πd = π x 6 m = 18,85 m

Đáp số: 18,85m

Sử dụng bán kính để tính chu vi hình tròn

Ví dụ: Tính chu vi hình tròn có bán kính r = 5cm.

Giải:

Chu vi hình tròn là: 5 x 2 x 3,14 = 31,4 (cm)

Đáp số: 31,4cm.

Hy vọng kiến thức mà chúng tôi tổng hợp trên đây đã giúp các bạn nắm vững chu vi hình tròn công thức như thế nào, từ đó giải quyết bài toán hình học một cách thuận tiện. Để tham khảo thêm nhiều kiến thức khác hãy thường xuyên ghé website của chúng tôi nhé!

Rate this post

Author: hanhthuy