Trong cafe có chất gây nghiện không? Đây là thắc mắc của nhiều người về loại đồ uống quen thuộc này. Hãy tìm hiểu những thông tin liên quan đến vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
Cafein là gì?
Cafein là một chất hóa học kích thích tự nhiên thường được tìm thấy trong ca cao, cà phê hay cây trà. Chất này hoạt gây kích thích não và hệ thần kinh trung ương, giúp chúng ta tỉnh táo và ngăn ngừa mệt mỏi. Bên cạnh đó, cafein cũng đem tới không ít tác động tiêu cực cho sức khỏe người dùng.
Trong cafe có chất gây nghiện không?
Chất gây nghiện trong cafe được biết đến là caffeine. Đây là một chất kích thích tự nhiên được cho là thành phần tạo nên đặc tính gây nghiện của cà phê. Lượng caffeine có trong cà phê tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại cà phê, cách pha chế, quy trình rang…
Cũng như các chất gây nghiện khác, caffeine có thể trở thành một chất gây nghiện. Bởi vì việc thường xuyên tiêu thụ caffeine có thể dẫn đến những thay đổi trong hóa học của não bộ của bạn. Chẳng hạn, các tế bào não có thể bắt đầu sản xuất nhiều thụ thể adenosine như một cách bù đắp cho những tế bào bị chặn bởi cafein. Đổi lại, lượng thụ thể cao hơn đòi hỏi bạn phải tiêu thụ một lượng caffeine cao hơn để đạt được đủ lượng. Điều này giải thích nguyên nhân tại sao những người uống cà phê thường xuyên sẽ ngày càng trở nên nghiện cà phê hơn.
Mặt khác, việc đột ngột cắt đứt nguồn cung cấp caffeine sẽ khiến não có rất nhiều thụ thể để adenosine liên kết và có thể tạo ra cảm giác rất mệt mỏi. Do đó, người uống cà phê thường xuyên có nguy cơ trải qua những thay đổi về não bộ và trở nên phụ thuộc vào caffeine.
Hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa xác định rõ mất bao lâu để cơ thể và não bộ người uống thích nghi với một lượng caffeine hàng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn cai nghiện cafein thì có thể xuất hiện một số triệu chứng như buồn ngủ, thiếu tập trung, khó chịu sau ít nhất là 12 – 24 giờ khi sử dụng lượng cafein cuối cùng.
Trong cafe có chất gây nghiện không?
5 dấu hiệu cho thấy đang nghiện cafe
Bạn có thể tham khảo các dấu hiệu dưới đây để xác định mình có nghiện cafe không nhé.
Không thể khởi đầu ngày mới nếu thiếu cà phê
Nếu không thể làm gì trước khi uống cốc cà phê vào buổi sáng thì có thể bạn đang gặp vấn đề. Caffeine trong cafe kích thích các thụ quan dopamine trong não, giống như các chất gây nghiện tuy không nghiêm trọng bằng. Do đó, cơ thể bạn sẽ phản ứng khi không nạp vào một lượng caffeine trong khoảng thời gian như thói quen. Suy cho cùng, caffeine là một chất kích thích nên nhiều người phụ thuộc vào chúng để cảm thấy tỉnh táo sau khi thức dậy.
Mức chịu đựng caffeine cao
Cà phê có thể giúp bạn tỉnh táo hơn, nhưng chỉ đối với những người không quen dùng loại đồ uống này. Khi mức caffeine ngày càng tăng và vượt quá mức trung bình 400 mg một ngày, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Cũng như các chất kích thích khác, càng uống nhiều caffeine, cơ thể bạn sẽ càng quen với chúng. Vì vậy, bạn ngày càng cần nhiều cà phê để duy trì mức tỉnh táo như ban đầu.
Tim đập loạn nhịp khi không uống cà phê
Việc uống quá nhiều cà phê có thể sẽ khiến tim đập nhanh hơn, đó là lý do những người có vấn đề về tim mạch thường uống cà phê đã tách bỏ caffeine. Khi ngừng uống cà phê, tim của bạn sẽ bị “hẫng”, khiến nhịp tim và huyết áp tăng lên đáng kể. Vì vậy, nếu muốn loại bỏ thức uống này, bạn nên giảm lượng cà phê một cách từ từ thay vì bỏ hẳn một cách đột ngột, tránh cho cơ thể bị sốc.
Khó đi vệ sinh khi không uống cà phê
Caffeine có tác động trực tiếp tới hệ bài tiết. Nhiều người có thói quen đi vệ sinh sau khi uống cốc cà phê đầu tiên trong ngày và có thể trở thành một thói quen cho cơ thể. Khi bạn không uống cà phê, mọi thứ sẽ xáo trộn và có thể diễn ra tình trạng táo bón. Do đó, bạn cần uống nhiều nước và bổ sung chất xơ để giảm dần ảnh hưởng của cà phê với đường ruột.
Tâm trạng buồn bực khi ngừng uống
Buồn bã và tuyệt vọng là dấu hiệu thường thấy trong giai đoạn đầu cai cà phê. Theo một số nghiên cứu cho thấy, khoảng 8 – 11% người thường xuyên uống cà phê trải nghiệm triệu chứng tuyệt vọng và lo âu khi không dùng loại đồ uống này.
Nguyên nhân của việc này là cà phê ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn, theo đó cũng ảnh hưởng tới tâm trạng. Bên cạnh đó, do cơ thể đã quen với cảm giác kích thích của caffeine, nên khi thiếu sẽ gây ra phản ứng tiêu cực và tâm trạng buồn bực.
Trong cafe có chất gây nghiện không?
Uống cà phê thế nào cho đúng cách?
Cà phê là một nguồn cung cấp năng lượng rất tốt, nhưng khi tiêu thụ quá mức và không đúng thời điểm lại vô cùng có hại. Bạn hãy lưu ý một số vấn đề sau khi uống cà phê nhé.
Thời gian lý tưởng để uống cà phê
Thời gian tốt nhất để uống cà phê là khoảng 10 giờ sáng và 3 giờ chiều, khi đó cơ thể bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và cần được caffeine kích thích. Bên cạnh đó, một ngày bạn không nên hấp thu quá 300 mg caffeine. Nếu tính mỗi tách cà phê chứa khoảng 60 -125 mg cafein thì lượng cà phê tối đa mỗi ngày có thể dùng là 3 – 4 tách.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên uống cà phê vào tối muộn vì lượng caffein này phải mất nhiều giờ mới có thể tiêu hóa hết. Chính vì vậy, việc uống cà phê quá muộn sẽ gây ra tình trạng mất ngủ hoặc khiến giấc ngủ không được sâu.
Không uống cafe đen khi bụng rỗng
Nhiều người có thói quen khởi đầu ngày mới với một tách cà phê, tuy nhiên, việc uống cà phê khi bụng đói rất có hại cho sức khỏe. Việc này có thể khiến bạn phải đối mặt với trạng thái mất nước, tăng axit dạ dày và ảnh hưởng tim mạch, nhịp tim, huyết áp.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên uống cà phê trong lúc ăn hoặc khi vừa ăn xong. Bởi các thực phẩm nhiều dầu mỡ, giàu protein bởi nó sẽ tác động đến quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất của cơ thể.
Khi căng thẳng không nên uống cà phê
Caffeine giúp trí óc bạn tỉnh táo, bén nhạy và ghi nhớ tốt hơn, nhưng việc uống cà phê khi căng thẳng cũng có thể làm tăng cảm giác lo lắng và gây phản tác dụng. Đối với những người dễ bị mất thăng bằng cảm xúc, caffein có thể gây những triệu chứng không tốt như ù tai, làm đổ mồ hôi lòng bàn tay và tim đập nhanh hơn.
Không uống khi bị thiếu ngủ
Một số người cho rằng, uống cà phê là giải pháp tự nhiên giúp bạn tỉnh táo hơn khi buồn ngủ. Nhưng theo nghiên cứu mới đây cho thấy, caffeine sẽ không có tác dụng như vậy nếu như bạn ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày trong 3 đêm liên tục. Thiếu ngủ sẽ gây suy giảm đáng kể trong hoạt động nhận thức và caffeine không thể giúp cải thiện được tình trạng này dù bạn uống nhiều.
Không uống cà phê khi còn quá nóng
Nhiều người có thói quen uống cà phê ngay khi vừa pha xong, khi vẫn còn rất nóng. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tiêu thụ đồ uống nóng trên 65 độ C có thể tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản. Trong khi nước dùng pha cà phê thường có nhiệt độ từ 65 – 85 độ C. Vì vậy, bạn hãy cố gắng chờ khoảng 5 phút để nhiệt độ giảm xuống hãy thưởng thức.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc trong cafe có chất gây nghiện không và biết cách uống cà phê đúng cách.
Tổng hợp