Học Công nghệ thông tin nên chọn chuyên ngành nào hay Chọn chuyên ngành Công nghệ thông như thế nào đang là vấn đề nhiều thí sinh quan tâm. Đây được đánh giá là ngành học phù hợp với xu hướng 4.0, đem đến nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.
Theo chia sẻ của bộ phận tư vấn tuyển sinh, công nghệ thông tin là ngành học nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến máy tính, phần mềm công nghệ cao. Đây là một lĩnh vực rộng lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành nhỏ khác nhau.
Công nghệ thông tin là ngành học mang tính ứng dụng cao. Hiện nay, nó đã và đang được ứng dụng vào mọi mặt đời sống, giáo dục, khoa học kỹ thuật…giúp nâng cao và tiện lợi hóa chất lượng cuộc sống của con người. Đây là ngành học được rất nhiều bạn thí sinh quan tâm và chọn lựa.
Để giúp bạn chọn chuyên ngành Công nghệ thông tin, bài viết xin chia sẻ một số chuyên ngành chính trong nhóm ngành Công nghệ thông tin.
Mục Lục
1. Chọn chuyên ngành Công nghệ thông tin- Công nghệ phần mềm
Theo đánh giá của những chuyên gia phân tích nhu cầu nhân lực, trong thời đại công nghệ 4.0, đa số các lĩnh vực đều được tin học hóa vì thế ngành Công nghệ Phần mềm trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Với chuyên ngành Công nghệ phần mềm, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức cơ bản về máy tính, môn học đại cương, kỹ năng mềm như chương trình đào tạo chung cũng như những môn chuyên ngành như: Công nghệ phần mềm nâng cao, Quản trị dự án phần mềm,…
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có khả năng xây dựng, chỉnh sửa và phát triển phần mềm dựa trên các công cụ lập trình; phân tích, đánh giá yêu cầu dự án, đưa ra giải pháp tiếp cận công nghệ mới; biết áp dụng công cụ và thành phần phần mềm có sẵn để phát triển các dự án đáp ứng yêu cầu công việc đặc thù của khách hàng theo từng lĩnh vực cụ th.. Đồng thời, sinh viên cũng có khả năng thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì và phát triển hệ thống thông tin cho các cơ quan, trường học, doanh nghiệp,…
2. Chuyên ngành An toàn thông tin
Sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông tin khiến cho vấn đề bảo mật, an ninh mạng thông tin ngày càng được quan tâm. Một số môn học chính chuyên ngành là: Bảo mật thông tin, An ninh hệ thống mạng máy tính, Điều tra tấn công,… Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên có thể làm việc cho các công ty đa quốc gia, các ngân hàng, tập đoàn lớn hoặc cơ quan Nhà nước – những nơi cần đến việc bảo mật thông tin, phòng chống tấn công mạng.
3. Chuyên ngành Mạng máy tính và truyền thông
Mạng máy tính và truyền thông cũng là chuyên ngành Công nghệ thông tin được đánh giá cao. Ngành học này sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức về mạng máy tính nâng cao, công nghệ điện toán đám mây, hệ điều hành máy tính với các môn học như: Mạng máy tính nâng cao, Lập trình mạng, Điện toán đám mây,… Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này có thể làm việc tại các công ty công nghệ phần mềm, các doanh nghiệp kinh doanh.
4. Chuyên ngành Hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin là ngành học kết hợp giữa phần cứng, phần mềm và mạng truyền thông, nhằm thu thập, tạo và phân phối các dữ liệu thông tin trong tổ chức, doanh nghiệp.
Với chuyên ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức về quản lí dữ liệu, thông tin bên cạnh kiến thức máy tính căn bản. Những môn học chính của chuyên ngành này là: Cơ sở dữ liệu nâng cao, Oracle, Dữ liệu lớn,… Sau khi học xong các bạn có thể làm việc tại các công ty công nghệ chuyên về cơ sở dữ liệu, lưu trữ.
5. Ngành Big Data & Machine Learning
Hiện nay, nhu cầu sử dụng internet ngày càng lớn đòi hỏi các chuyên gia công nghệ phải đưa ra các giải pháp xử lý nguồn dữ liệu lớn một cách hiệu quả nhất. Big Data đã mang đến cho các doanh nghiệp cơ hội tiếp cận và lưu trữ một số lượng lớn dữ liệu. Dựa trên nền tảng dữ liệu thu thập và sở hữu, các doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh để mở rộng quy mô phát triển trong thời gian ngắn.
Về kĩ năng chuyên môn, sinh viên ngành này được đào tạo các kĩ năng lập trình, sử dụng các phân tích dữ liệu và thao tác cho các mục đích tiếp thị…
>>> Xem thêm Trung cấp Trường Sơn để tìm hiểu những ngành học đang thu hút nhu cầu nhân lực lớn hiện nay.
Trên đây là thông tin chia sẻ về các chuyên ngành học trong Công nghệ thông tin. Hi vọng bài viết đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn chọn chuyên ngành Công nghệ thông tin hiệu quả.