Tiểu sử về Đại tướng đầu tiên của Việt Nam Phùng Chí Kiên

Để có được hòa bình như ngày hôm nay là nhờ sự đồng lòng của toàn dân và sự chỉ huy của các vị tướng tài. Dưới đây là tiểu sử về Đại tướng đầu tiên của Việt Nam Phùng Chí Kiên cùng những năm tháng hào hùng.

Tiểu sử về Đại tướng đầu tiên của Việt Nam Phùng Chí Kiên

Phùng Chí Kiên tên thật là Nguyễn Vĩ, còn có tên khác là Nguyễn Văn Liễu. Ông là một nhà cách mạng và nhà quân sự người Việt Nam. Trong quân đội nhân dân Việt Nam, ông cũng là vị tướng đầu tiên.

Thời kỳ từ năm 1925 đến năm 1927, ông được cử về Nghệ Tĩnh hoạt động khi Tổng bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng Đồng Chí Hội tại Quảng Châu – Trung Quốc.

Tháng 10/1926, khi được giới thiệu sang Quảng Châu để tham gia lớp huấn luyện đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc tổ chức, ông đã cùng một số hội viên khác đến đây. Sau đó, vào học tại Trường Quân sự Hoàng Phố.

dai-tuong-dau-tien-cua-viet-nam-phung-chi-kien
Đại tướng đầu tiên của Việt Nam Phùng Chí Kiên

Xem ngay: Đại tướng Phạm Văn Giang để biết thêm về ông

Năm 1927, nhà trường buộc phải đóng cửa do Tưởng Giới Thạch khủng bố cộng sản. Vào ngày 12/12/1927, Ông cùng một số cán bộ Việt Nam đã gia nhập quân cộng sản, đồng thời tham gia cuộc khởi nghĩa Quảng Châu. Hội này do Đảng Cộng Sản Trung Quốc lãnh đạo. Tại đây, ông giữ chức Đại đội trưởng Hồng quân công nông Trung Quốc. Quân cách mạng đã rút quân về xây dựng Khu Xô Viết tại huyện Lục Phong và Hải Phong do cuộc bạo động này thất bại.

Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930. Tháng 2/1931 Phùng Chí Kiến tham gia lớp học tại Trường Đại học Phương Đông của Quốc tế cộng sản sau khi được Nguyễn Ái Quốc giới thiệu. Ông liền bị quân phát xít Nhật bắt giam gần 1 năm tù khi tới Mãn Châu. Ngay sau khi được ra tù, ông không còn giữ tên thật mà đổi thành tên Can rồi tiếp tục lên đường sang Liên Xô tiếp tục việc học.

Từ năm 1933- 1934, ông học tại Trường ĐH Phương Đông tại Moskva. Năm 1934, cùng với  Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, ông trở về Hương Cảng và tham gia Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng Cộng sản. Lần này, ông và các đồng chí chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng Sản Đông Dương lần thứ I tổ chức tại Áo Môn – Trung Quốc vào năm 1935. Ông được bầu vào Thường vụ Ban Chấp Hành Trung ương phụ trách công tác đảng tại nước ngoài trong kỳ Đại hội này.

Với mục đích đòi quyền tự do dân chủ, cơm áo và hòa bình cho người dân, năm 1936, ông vào Sài Gòn cùng Hà Huy Tập chỉ đạo phong trào cách mạng tại Đông Dương theo nghị quyết Hội nghị lần thứ VII của Quốc tế cộng sản, và nghị quyết ngày 16/7/1936 của Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng.

Năm 1937, ông sang Hương Cảng công tác. Ông đã bị cảnh sát Anh bắt giữ và trục xuất do sử dụng tấm thẻ căn cước có tên Phùng Nguôn Vĩnh.

Ông tham gia Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương và xuất bản tờ báo Đồng Thanh tại Côn Minh – Trung Quốc vào năm 1938.

Đầu năm 1940, ông cùng Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Công Minh. Tại đây, ông đã có dịp đưa Nguyễn Ái Quốc đến nhiều nơi như Khai Viễn, Mông Tự, Chi Thôn, Nghi Lương… của tỉnh Vân Nam – Trung Quốc. Tháng 6/1940, để chờ thời cơ đến, ông và Nguyễn Ái Quốc về Tĩnh Tây, đó là một thị trấn của tỉnh Quảng Tây có biên giới giao với Trung Quốc – Việt Nam.

Ngày 28/1/1941, ông và Nguyễn Ái Quốc về Pác Bó, tỉnh Cao Bằng. Tại đây, một số lớp huấn luyện và đào tạo cán bộ Việt Minh cho tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, và một số tỉnh miền xuôi đã được ông tổ chức mở.

Ông được bầu làm thành viên Ban Chấp hành Trung ương trong Hội nghị Trung ương lần thứ 8 do Nguyễn Ái Quốc tổ chức vào năm tháng 5/1941

Cuối tháng 6/1941, nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của Việt Minh và các lực lượng vũ trang mới hình thành, thực dân Pháp huy động khoảng 4 nghìn quân, chia thành ba mũi tấn công mở cuộc vây quét. Lúc này, chúng ta đang bị uy hiếp một cách nghiêm trọng. Ban chỉ huy Cứu quốc quân đã cử một tổ bảo vệ hộ tống các cán bộ lãnh đạo Trung ương Đảng cộng sản về xuôi an toàn.

Thời điểm này, ông được cử làm chỉ huy đội Cứu quốc quân Bắc Sơn chiến đấu, đánh một số trận càn lớn của thực dân Pháp. Ngày 19/8/1941, đội quân của Phùng Chí Kiên và Lương Văn Tri đi qua Pò Kép – Bắc Kạn, dù bị đột kích nhưng thật may mắn ông đã thoát được khỏi vòng vây.

ong-duoc-cu-lam-chi-huy-doi-cuu-quoc-quan-bac-son
ông được cử làm chỉ huy đội Cứu quốc quân Bắc Sơn

Click ngay: Đại tướng  Lê Đức Anh để biết thêm về ông

Ngày 21/8 cùng năm, đang trên đường đi Cao Bằng, đơn vị tiếp tục bị phục kích vào bao vây tại xã Bằng Đức. Đồng đội của ông bị thương nặng trong đó có Lương Văn Tri. Ông vẫn kiên cường chiến đầu để bảo vệ đồng đội của mình. Dù bị thương nặng nhưng ông vẫn bắn chặn quân đối phương.

Vào ngày 22/8/1941, ông bị bắt, và bị đối phương chặt đầu. Quân Pháp đã mang đầu của ông cắm ở cầu Ngân Sơn để uy hiếp tinh thần của cán bộ và quân lính địa phương.

Ông được nhà nước truy tặng Huân chương chiến công hạng ba. 62 ngày sau khi mất, vào tháng 11/2013, ông được chính phủ nước Việt Nam và Đảng cộng sản Việt Nam ra quyết định phong làm cán bộ quân đội cấp tướng.

Rất nhiều các tỉnh thành trên cả nước đã lấy tên ông để tưởng nhớ tới những công lao của ông đối với đất nước như: Hà Nội, Huế, Thái Nguyên, Hải Dương…

Đại tướng đầu tiên của Việt Nam Phùng Chí Kiên cả một đời dành cho đất nước. Sự hy sinh của ông vì nền độc lập dân tộc sẽ được lưu giữ mãi trong trái tim người dân.

Rate this post

Author: nguyennga