Đại tướng Lê Đức Anh cũng là một trong những Đại tướng có những năm tháng lịch sử cùng dân tộc. Ông là người có nhiều đóng góp trong các cuộc kháng chiến cứu nước.
Mục Lục
Đại tướng Lê Đức Anh quê ở đâu
Đại tướng Lê Đức Anh (bí danh Nguyễn Phú Hoà; Sáu Nam).
Sinh ngày 01/12/1920.
Quê quán: Xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thường trú tại số nhà 5A Hoàng Diệu, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Ông Tham gia hoạt động cách mạng năm 1937; vào Đảng tháng 5/1938.
Những năm tháng lịch sử của Đại tướng Lê Đức Anh
Trong suốt những năm tháng đấu tranh vì độc lập dân tộc của mình, ông đã đứng ở nhiều vị trí đương đầu với khó khăn, thử thách khắc nghiệt trên các mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao. Có thể nói ông có cuộc đời hoạt động cách mạng đa dạng, phong phú.
Xem ngay: Đại tướng Phạm Văn Giang để biết thêm về ông
Từ tháng 5 năm 1938, Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương sau này là Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong phong trào công nhân cao su ở Lộc Ninh, Phú Riềng và các tỉnh Nam Bộ cho đến Cách mạng Tháng 8-1945, ông hoạt động rất tích cực.
Từ tháng 8-1945, ông tham gia quân đội, giữ các chức vụ từ Trung đội trưởng đến chính trị viên Tiểu đoàn.
Ông đã kinh qua nhiều chức vụ như Tham mưu trưởng các Quân khu 7, 8 và Đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn, quyền Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Nam Bộ từ năm 1948 đến năm 1954.
Ông tập kết ra Bắc vào năm 1954 và từ năm 1955 đến năm 1963 ông giữ chức Cục phó Cục Tác chiến, Cục trưởng Cục Quân lực, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Từ tháng 2-1964 đến năm 1975, ông trở lại Miền Nam chiến đấu trên cương vị Phó Tư lệnh Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, Phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh kiêm Tư lệnh Cánh quân Tây Nam.
Ông được giao nhiều trọng trách lớn như Tư lệnh Quân khu 9, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia, Trưởng đoàn Chuyên gia Việt Nam ở Campuchia từ tháng 5-1976 đến năm 1986.
Năm 1986, ông là Tổng Tham mưu trưởng và là Bộ trưởng Quốc phòng từ năm 1987 đến năm 1991. Từ năm 1992 đến năm 1997, ông được bầu làm Chủ tịch nước.
Tham gia Quân đội, ông được phong quân hàm Đại tá năm 1958, phong vượt cấp lên Trung tướng năm 1974. Ông được phong hàm thượng tướng vào năm 1980 và năm 1984 là Đại tướng.
Tháng 02/1987, đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Bí thư Đảng uỷ Quân sự Trung ương.
Tháng 9/1992, tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá IX, đồng chí được bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6/1996), đồng chí tiếp tục được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, làm Thường vụ Bộ Chính trị.
Từ năm 1997 đến năm 2001, ông tham gia Ban Chấp hành Trung ương nhiều khóa, là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và là cố vấn của Trung ương Đảng.
Ông vẫn nghiên cứu và đề xuất nhiều ý kiến tâm huyết, có tầm chiến lược đối với Đảng và Nhà nước ta ngay cả khi ông đã nghỉ hưu không còn làm. Ông còn được coi là một trong những kiến trúc sư, tham gia quan trọng vào tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ và Việt Nam – Trung Quốc.
Đã có không ít những quan điểm trái chiều nhưng vị Đại tướng chỉ cười và cho rằng: “Có người cho tôi là “thân Trung Quốc”, rồi sau khi xảy ra chuyện ta khai thông quan hệ với Mỹ như thế thì lại cho tôi là “thân Mỹ”. Tôi chỉ cười.”
Đối với ông, lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia và chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc phải là tối thượng. Đó chính là lẽ sống để ông đi đúng hướng và quyết định cho mọi điều mà ông đưa ra.
Người khởi xướng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”
Click ngay: Đại tướng trẻ nhất Việt Nam để biết ông là ai
Ông là người khởi xướng và đề xuất việc Đảng và Nhà nước ta phong tặng Danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Chúng ta cần làm điều này để tri ân những tấm gương phụ nữ cao quí hy sinh chồng con trong các cuộc chiến tranh yêu nước. Sự hy sinh của họ dành cho đất nước để có được độc lập tự do cũng vô cùng cao quý.
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt người cũng đồng hành với ông trong nhiều năm kháng chiến cũng nhận định Đại tướng Lê Đức Anh là một người hào kiệt: “Với ngần ấy công sức, tâm lực, cống hiến cho đất nước và dân tộc, anh xứng đáng được trân trọng”.
Những năm tháng lịch sử của Đại tướng Lê Đức Anh khiến cho chúng ta luôn biết ơn vị Đại tướng này. Ông đã ra đi nhưng hình ảnh ông vẫn còn mãi trong tâm trí của người dân Việt Nam.