Ca dao tục ngữ là những câu nói đúc kết của cha ông để lại để răn đe người đời. Tệ nạn xã hội cũng là những vấn đề cần bị lên án. Dưới đây là Ca dao tục ngữ về tệ nạn xã hội khiến nhiều người suy nghĩ.
Ca dao tục ngữ về tệ nạn xã hội
Tệ nạn đánh phụ nữ cũng đáng bị lên án, đặc biệt là ở xã hội xưa. Con gái ở với cha mẹ, được cha mẹ chăm sóc và nuôi nấng. Đến khi lấy chồng thì bị phụ bạc thật nhiều xót xa. Không được nữa thì cũng tìm bến đỗ bình yên khác mà thôi.
Xưa kia ở với mẹ cha
Mẹ cha yêu dấu như hoa trên cành
Từ ngày em ở với anh
Anh đánh, anh chửi, anh tình phụ tôi
Đất rắn nặn chẳng nên nồi
Anh đi lấy vợ, em đi lấy chồng
Xem ngay: thuốc lá jet để biết thêm về loại thuốc này
Thật hạnh phúc khi có một gia đình êm ấm nhưng cũng thật không may khi phải lấy một người chồng ngoại tình. Đàn ông không biết chăm lo nhà cửa để mặc vợ con chỉ biết đến với thế giới hoa bướm bên ngoài. Thế nhưng, họ đâu có biết ong bướm chỉ bay đến nơi có mật, hết mật thì bướm cũng bay đi mà thôi.
Đương cơn lửa tắt cơm sôi
Lợn kêu, con khóc, chồng đòi tòm tem
Mồ cha con bướm khôn ngoan
Hoa thơm bướm đậu, hoa tàn bướm bay
Con ơi con nín đi con
Cha con vui thú nước non quê người
Đôi nơi kẻ khóc người cười
Chẳng qua thân mẹ như đời bờn lơn
Cờ bạc cũng là một tệ nạn xã hội cần được lên án. Những người đàn ông không biết tới gia đình mà chỉ biết thâu đêm suốt sáng ở những canh bạc. Họ vướng hết từ nợ này đến nợ kia không có sức trả nợ. Cuối cùng, người vợ tào khang của họ vẫn phải dốc sức lực để gánh hậu quả cho những canh bạc đỏ đen đó.
Anh ham xóc đĩa cò quay
Máu mê cờ bạc, lại hay rượu chè
Eo sèo công nợ tứ bề
Kẻ lôi người kéo ê chề lắm thay!
Nợ nần, em trả, chàng vay,
Kiếp em là kiếp kéo cày đứt hơi!
Anh ơi anh ở lại nhà
Thôi đừng cờ bạc nữa mà hư thân
Tham chi những của phù vân
Lỡ ra công nợ, nhiều phần xấu xa
Thương ai cho bằng thương chồng
Bởi thương cờ bạc, mà lòng chẳng thương.
Trời sinh ra ông tướng tài
Cờ bạc, xóc đĩa dông dài cả đêm
Canh trước tưởng hãy còn tiền
Canh sau cố áo ngồi bên lọ hồ
Cái ngoảnh đi tày thò móc lọ
Cái ngoảnh lại, phì phò chén say
Còn tiền đánh cái cũng hay
Hết tiền đi ngủ lại hay giật mình
Tưởng sự tình bạc này hai sấp
Chẳng ai ngờ nó lại sấp ba
Bây giờ quan tướng thua ra
Áo quần cố hết cởi ra về trần
Về giữa sân vạch quần bắt rận
Vợ ở nhà giận chẳng nấu cơm
Bây giờ, tướng chúi ổ rơm
Chẳng dám hạch nước, hạch cơm, hạch trầu
Vợ thương chồng ra màu rét mướt
Đem tiền đi chuộc lấy áo về
Từ rày tướng sẽ xin thề:
“Còn đi đánh bạc chẳng về chi đây!”
Thương thay thân phận người phụ nữ. Họ đã phải gánh vác cả gia đình, lo toan đối nội, đối ngoại, con cái… Ấy vậy mà lấy được người chồng chẳng ra gì quả thật là xót xa.
Chồng em nó chẳng ra gì
Tổ tôm xóc đĩa nó thì chơi hay
Nói ra xấu thiếp hổ chàng
Nó giận, nó phá tan hoang cửa nhà
Nói đây, có chị em nhà
Còn năm ba thúng thóc với một vài cân bông
Em đi bán trả nợ cho chồng
Còn ăn hết nhịn cho hả lòng chồng con
Đắng cay ngậm quả bồ hòn
Cửa nhà gia thế, chồng con kém người
Nói ra sợ chị em cười
Con nhà nho giáo lấy phải người đần ngu
Rồng vàng tắm nước ao tù
Người khôn ở với người ngu nặng mình
Xưa tới nay, cờ bạc chưa bao giờ là cách làm ra tiền. Cờ bạc chỉ làm cho chúng ta thêm nợ nần. Cờ bạc có thể lấy của chúng ta tất trong phút chốc. Bây giờ chăn ấm đệm êm nhưng ngay ngày mai thì tất cả cũng không còn nữa. Nặng hơn nữa là phải ngồi tù, không còn ai bên cạnh.
“Cờ Bạc là bác thằng bần”
Người xưa đã nói, trăm lần chẳng sai
Thói hư chẳng kể một ai
Cờ bạc là thứ khó “cai”… Dễ nghiền…
Cờ bạc, từ kẻ có tiền…
Trở nên tay trắng cũng liền ngay thôi…
Giàu vừa mới đó, đổi ngôi…
Hôm nay nghèo khó ra ngồi chợ đêm
Hôm qua chăn ấm nệm êm
Hôm nay thân xác phải đem ra đường
Hôm qua thắng thế chẳng lường
Hôm nay thua sạch chán chường…tua te…
Còn tiền lắm kẻ chở che
Khi thua sạch túi nhiều “phe” đến đòi
Còn tiền cao giọng huýt còi
Đến khi thua hết về “vòi” Mẹ Cha
Còn tiền chơi đến thả ga
Hết tiền bán đất bán nhà, bán thân…
Lên voi xuống chó bao lần
Đỏ đen say máu chẳng cần nghĩ suy
Cờ bạc là thứ “siêu lì”
Chặt tay quyết bỏ, cớ gì vẫn mê ?
Tàn thân ma dại lết, lê…
Vẫn ham banh bóng, con đề, con lô…
Kẻ vì cờ bạc, tham ô…
Thân bại danh liệt, kẻ vô tù ngồi
Nhảy cầu tự tử, chết trôi…
Kẻ thì treo cổ trong ngôi nhà mình
Kẻ đem bán rẻ chữ tình
Quay cuồng say đắm bóng hình đỏ đen…
Đảo điên bóng tối mờ đèn
Lúc thì cá cược, khi chen bạc bài…
Hết tiền sẵn kẻ cho vay
Bán mình ký giấy mua ngay cơn nghiền…
Cho nên sinh lắm ưu phiền
Cái trò đen đỏ…tránh liền… người ơi…!
Một tệ nạn xã hội khác cũng đáng bị lên án đó chính là tệ nạn mê tín dị đoan. Tệ nạn này cũng khiến không ít gia đình điêu đứng và tán gia bại sản. Chúng ta không làm nhưng lại giao số phận của mình cho những ông thầy bói. Ta tin và làm theo những gì thầy bói nói với mục đích cải vận. Thế nhưng vận thì không thấy cải mà chỉ thấy tiền mất tật mang mà thôi.
Click ngay: hình ảnh tệ nạn xã hội phổ biến để biết thêm những điều độc đáo
Bà già đi chợ cầu Đông,
Bói xem một quẻ có chồng được chăng?
Ông thầy gieo quẻ nói rằng:
“Lợi thì có lợi nhưng răng không còn!”
Sáng ngày đi chợ cầu Đông,
Xem một quẻ bói lộn chồng được chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng.
“Lợi thì lợi được nhưng năng phải đòn”.
Mồ chưa đứa có sợ đòn,
Miễn là lấy được chồng giòn thì thôi!
Phù thủy, thầy bói, lái trâu,
Nghe ba anh ấy đầu lâu không còn.
Tệ nạn xã hội là vấn nạn cần được lên án. Những câu ca dao tục ngữ về tệ nạn xã hội luôn thật ngấm và được đúc kết nhiều đời như một bài học nhắc nhở tới mỗi người.