Tìm hiểu một số xu hướng của cục diện của thế giới

Cục diện thế giới đang ở trong giai đoạn định hình, “quyền lực chuyển dịch về phía Đông”, “đọ sức Trung-Mỹ” ,“thế chân vạc”, “thế giới đa cực”, “rối loạn và mất trật tự” là xu hướng cục diện thế giới đang định hình và có thể hình thành trong tương lai.

Sự dịch chuyển quyền lực về phía Đông

Kể từ sau sự kiện 11/9, Trung Quốc phát triển nhanh chóng trở thành một trong những nền kinh tế mới nổi của thế giới. Tính đến thời điểm năm 2012 ,GDP của Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản.

Với xu thế phát triển hiện nay, chỉ cần Trung Quốc phát triển với tốc độ bình quân hàng năm 6%-6,5% trong trạng thái bình thường mới thì sau 10 năm nữa, việc trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới chỉ là ngày một ngày hai.

 “Nước Mỹ suy yếu” tạm thời khiến nhiều học giả giới chiến lược Mỹ vô cùng lo lắng, mặc dù đánh giá trên “sức mạnh tổng hợp” như kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, tài nguyên…, giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn còn khoảng cách rất xa, bản thân Trung Quốc cũng không có ý đồ thay thế Mỹ. Thế nhưng quy mô, tốc độ, xu thế phát triển của Trung Quốc khiến Mỹ lo ngại.

Cuộc đọ sức Trung – Mỹ

Đây là cách nói cụ thể hơn của một số học giả Mỹ, bao gồm đề xuất G2, cũng bao gồm cái gọi là “Mỹ-Trung”. Một vài học giả chủ trương “tái cân bằng” cũng nhìn thấy sự thực Trung Quốc đang trỗi dậy. Theo đó, những học giả cho rằng không nên cũng không thể đơn giản lặp lại cuộc chạy đua vũ trang, “cân bằng răn đe hạt nhân” với Trung Quốc bằng phương thức Chiến tranh Lạnh như thời kỳ Mỹ-Liên Xô đối đầu. Chính vì thế, quay trở lại cân bằng chiến lược, “tiếp xúc + kiềm chế”chỉ là sự lựa chọn “ai nặng ai nhẹ” giữa hai bên. Trong trường hợp Trung Quốc thì nhấn mạnh mặt tiếp xúc, hay Quốc thay đổi không lớn, bản thân Mỹ mạnh, thì coi trọng mặt tiếp xúc nhiều, cảm thấy Mỹ yếu, thì tăng cường mặt kiềm chế.

Thế chân vạc 

Một số học giả châu Âu lại không cho rằng bố cục thế giới cơ bản là cuộc đọ sức Trung-Mỹ. Thực tế thì Châu Âu, đặc biệt là EU, cho đến nay vẫn là một trong những lực lượng chủ yếu nhất của văn hóa-chính trị-kinh tế thế giới. Mặc dù có cuộc trưng cầu ý dân ra khỏi EU gần đây, nhưng suy xét từ so sánh thực tế và tiềm lực phát triển cửa lực lượng thế giới, ai xem nhẹ châu Âu, xem nhẹ EU, kẻ đó khó tránh khỏi phán đoán sai về chiến lược, chắc chắn chịu tổn thất.

Thế giới đa cực 

Mô tả thực tế hơn là: sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, thế giới đang phát triển theo hướng đa cực hóa. Bên cạnh 3 khối lớn là Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á, khu vực Mỹ Latinh và châu Phi cũng đang nỗ lực bắt kịp, Ấn Độ cũng được xếp vào hàng ngũ các nền kinh tế mới nổi, chiến lược phát triển và chính sách ngoại giao của Nga cũng vô cùng đặc sắc, Nhật Bản luôn là nền kinh tế tiên tiến trên thế giới, vừa là đồng minh quân sự quan trọng nhất của Mỹ tại châu Á…

Một số tin tức chính trị cho rằng, thế giới hiện nay đang xuất hiện đa cực hóa với cuộc đấu nhiều bên tham gia, nhiều khả năng xảy ra. Hơn nữa, kẻ mạnh cũng có điểm yếu, kẻ yếu cũng có ưu thế. Trong thế giới đa cực, nước mạnh hay nước yếu, đối tác tốt hay xấu, đều cần phải xem xét tác động lẫn nhau giữa các bên như thế nào.

Theo Hồng Liên( Cao đẳng Y dược Sài Gòn) tổng hợp

Rate this post

Author: Demorr