Tệ nạn mê tín dị đoan là gì? Hành nghề mê tín dị đoan bị xử phạt như thế nào?

Mê tín dị đoan đang trở nên phổ biến và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội hiện nay. Tệ nạn mê tín dị đoan là gì? Hành nghề mê tín dị đoan bị xử phạt như thế nào?

Mục Lục

1. Tệ nạn mê tín dị đoan là gì?

Mê tín dị đoan là đặt niềm tin vào những thứ nhảm nhí, mơ hồ, không có thật và không phù hợp với quy luật tự nhiên, chủ yếu xuất hiện trong lĩnh vực tâm linh và dẫn tới những hậu quả xấu không chỉ đối với cá nhân, gia đình mà còn lan ra cả cộng đồng về thời gian, tài sản, sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm tới cả tính mạng con người.

Tệ nạn mê tín dị đoan
Tệ nạn mê tín dị đoan là gì?

Xem thêm: Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội

Các hình thức cụ thể của mê tín dị đoan:

  • Hành vi xem bói: đưa ra các khẳng định về quá khứ, dự đoán về tương lai của một người, gia đình hay dòng họ.
  • Hành vi lên đồng: để thần thánh, người đã mất nhập vào người sống để nói chuyện.
  • Hành vi mê tín, di đoan khác.

Tệ nạn mê tín dị đoan là một biểu hiện của các hủ tục lạc hậu, tàn dư của xã hội cũ còn sót lại trong xã hội hiện nay. Trong một chừng mực nhất định, tệ nạn mê tín dị đoan gây nên những hậu quả xấu cho xã hội như làm tan vỡ hạnh phúc nhiều gia đình, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe con người, gây thiệt hại đến tài sản của quần chúng, làm suy yếu ý chí phấn đấu của bản thân con người, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và công cuộc xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa.

Ở mức độ nguy hiểm, có nhiều người bị mắc bệnh nhưng lại tin vào thầy cúng rằng chỉ làm lễ để cúng bái thì có thể chữa khỏi bệnh.

Điều này dẫn tới bệnh tình ngày càng nặng hơn, khi tới bệnh viện thì đã không kịp để điều trị, cứu chữa nữa và bị mất mạng.

Bên cạnh đó, những người mê tín dị đoan còn lôi kéo bạn bè, người thân, những người xung quanh tham gia vào những hoạt động mê tín của mình ảnh hưởng tới trật tự xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc ta.

Mê tín dị đoan gây nên những tác hại rất lớn trên mọi lĩnh vực của xã hội, từ tư tưởng, chính trị, đạo đức đến kinh tế, đời sống. Những ảnh hưởng tiêu cực đó không thể nào phù hợp cho một xã hội vì con người – một xã hội công bằng, dân chủ, hiện dại, văn minh. 

Mê tín dị đoan
Mê tín dị đoan

Click ngay: Tìm hiểu về khái niệm tệ nạn xã hội, tệ nạn rượu bia là gì?

2. Quy định trách nhiệm hình sự đối với tội hành nghề mê tín dị đoan.

Thứ nhất, về trách nhiệm hình sự với hành vi hành nghề mê tín, dị đoan

Điều 320 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:

“1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết người;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Tệ nạn mê tín dị đoan
Tệ nạn mê tín dị đoan

Thứ hai, theo quy định tại Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo thì vi phạm quy định về nếp sống văn hóa được quy định như sau:

“2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi;

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.”

Tệ nạn mê tín dị đoan là gì? Hành nghề mê tín dị đoan bị xử phạt như thế nào? Hy vọng bài viết đã chia sẻ thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Rate this post

Author: Demorr