Tổng thống cuối cùng của chính quyền Sài Gòn là ông Dương Văn Minh. Những năm tháng cùng phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân Sài Gòn là dấu ấn mạnh đối với nhiều người.
Mục Lục
Tổng thống cuối cùng của chính quyền Sài Gòn
Ông Dương Văn Minh sinh năm 1916 ở Mỹ Tho, một tỉnh lỵ của tỉnh Tiền Giang từ 1976 cho đến nay. Cha đẻ của ông là cụ Dương Văn Huề. Ông cũng sinh ra từ một gia đình vô cùng khó khăn. Ông phải mượn tiền để đi học. Sau đó cụ từng làm thầy giáo, sau làm tri phủ, rồi đốc phủ sứ.
Xem ngay: tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ để biết thêm về ông
Gia đình của ông đều theo phật giáo. Nhà ông có 7 anh chị em, 4 trai và 3 gái, ông Minh là anh cả trong gia đình. Con trai kế là Dương Thanh Nhựt cũng hoạt động cách mạng giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám (năm 1944) đồng thời tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong Quân đội nhân dân Việt Nam ông cũng mang hàm Đại tá.
Em trai thứ năm trong gia đình là Dương Thanh Sơn cũng là một sĩ quan của chế độ cũ.
Dương Văn Minh theo học tại trường đào tạo hạ sĩ quan và sĩ quan quân sự bị của Pháp vào băn 1940. Sau đó 2 năm ông gia nhập vào quân đội Pháp.
Ông tham gia lực lượng vũ trang cách mạng chống Pháp vào sau năm 1945. Dương văn Minh nắm giữ nhiều chức vụ trong quân đội Pháp từ thiếu úy, đại đội phó rồi lên đến cấp tá vào năm 1946. Một thời gian sau ông sang học tại trường Võ Bị ở Pháp. Ông là một trong những sĩ quan đầu tiên của của quân đội Việt Nam Cộng Hòa tại Sài Gòn.
Dương Văn Minh và phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân Sài Gòn
Có rất nhiều các cuộc biểu tình diễn ra mạnh mẽ ngay sau khi hiệp định Paris như đòi chấm dứt chiến tranh, dân chủ và cải thiện thân sinh, đảo chính, xuống đường đòi lật đổ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, đòi thi hành hiệp định Paris,…
Tiêu biểu nhất phải kể đến cuộc xuống đường của 200 ký giả Sài Gòn hay cuộc tuần hành của hàng vạn nhân dân lao động đã thu hút đông đảo quần chúng bao gồm công nhân, sinh viên, học sinh, trí thức,… Đây là cuộc biểu tình gây vang dội khắp cả nước và ra nước ngoài.
Đế quốc Mỹ, Pháp với tướng Dương Văn Minh
Đế Quốc Mỹ
Năm 1971, để thể hiện chế độ Cộng hòa miền Nam Việt Nam có dân chủ, Dương Văn Minh bị chính phủ Mỹ yêu cầu ra tranh cử chức vị Tổng thống với Nguyễn Văn Thiệu. Thật ra, đây chỉ là hình thức buộc ông phải thất cử để trở thành lãnh tụ của phe đối lập trong nghị viện.
Thế nhưng, Dương Văn Minh đã từ chối lời để nghị của chính phủ Mỹ. Sau đó, ông lại ra ứng cử vì những lời lẽ xúc phạm từ phía đại sứ Mỹ Bunker. Ứng cử viên duy nhất cho chức tổng thống Việt Nam Cộng Hòa lúc đó thuộc về Nguyễn Văn Thiệu. Sự kiện này đã làm bẽ mặt Mỹ – Thiệu.
Phó Tổng thống Trần Văn Hương kế nhiệm ngay sau khi Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Khi nhậm chức, ông có tuyên bố “cương quyết tử thủ dù phải hi sinh đến nắm xương tàn”. Chính điều này khiến ông đã bị đông đảo người dân Sài Gòn và báo chí đấu tranh dữ dội đòi Chính phủ Trần Văn Hương từ chức.
Sau nhiều lần trì hoãn, với số phiếu là 147/151 phiếu, ngày 26/4/1975, lưỡng viện Sài Gòn đã bầu Dương Văn Minh làm Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa.
Thực dân Pháp
Ngày 30/4/1975, tướng tình báo Pháp lúc bấy giờ là Vanuxem đã đến Phủ thủ tướng để gặp mặt Tổng Thống Dương Văn Minh.
Mục đích của cuộc gặp là gợi ý ông nên kêu gọi Trung Quốc can thiệp vào tình hình chính trị. Trước nguy cơ rơi vào tay Cộng sản Bắc Việt thì đây là phương án“cứu” miền Nam một cách tốt nhất.
Thế nhưng, tổng thống Dương Văn Minh đã từ chối. Ông đã nói rằng: Tôi đã từng làm tay sai cho Pháp rồi cho Mỹ, đã quá đủ rồi. Tôi không thể tiếp tục làm tay sai cho Trung Quốc”.
Ngày 29/4/1975 giải quyết vấn đề hòa bình Việt Nam với Mỹ
Để giải quyết vấn đề hòa bình Việt Nam với Mỹ, Tổng thống Dương Văn Minh cùng Phó Tổng thống và Thủ tướng đã bàn bạc, thảo luận và ra lệnh cho Giám đốc Nha cảnh sát đô thành Triệu Quốc Mạnh tiến hành thả tù binh chính trị.
Bên cạnh đó, ông đã gửi công văn tới Martin là Đại sứ Mỹ lúc bấy giờ cho toàn bộ cơ quan viện trợ quân đội Mỹ rời khỏi miền Nam Việt Nam trong vòng 24 giờ.
Và cho tới buổi chiều cùng ngày, đã hoàn tất được quá trình trao trả tù binh chính trị. Tuy nhiên trừ các bộ phận biện phái ra thì chỉ huy các ban và cảnh sát 18 quận, huyện đã tan rã.
“Còn chờ gì nữa mà không đầu hàng” là câu nói mà ông nhận được nhiều nhất lúc bấy giờ, từ điện thoại cho đến nói trực tiếp.
Trong ngày 29/4/1975, Tổng thống Dương Văn Minh đưa ra chủ trương “Sài Gòn không chống cự” và chấp nhận đầu hàng vào chính phút chót của cuộc chiến tranh.
Ngày 30/4/1975 giao lại chính quyền cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam
Dương Văn Minh cùng với một số người đã đến Phủ Thủ tướng ngay sau khi ông nghe báo cáo về tình hình quân sự tại miền Nam Việt Nam vào khoảng 6 giờ ngày 30/4/1975.
Click ngay: tổng thống da màu đầu tiên của Nam phi để biết thêm về ông
Ngay tại đây, ông Minh, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu và Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền cùng một số người đã ra quyết định giao lại chính quyền cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam và không nổ súng.
Vào lúc 9h30 ngày 30/4/1975, ông Minh cho gọi nhân viên đài phát thanh đến thu âm tuyên bố ngừng bắn. Đến 9h30 cùng ngày, trên đài phát thanh Sài Gòn đã được phát ra đoạn ghi âm của tổng thống Dương Văn Minh.
Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu đã đến Dinh Độc Lập bằng xe tăng quân giải phóng và đọc tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Lúc này, Sài Gòn chính thức được giải phóng. Sự kiện này cũng đánh dấu ông lên làm tổng thống chính thức được 3 ngày.
Trên đây là thông tin về tổng thống cuối cùng của chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh. Tuy thời gian ông nắm quyền không nhiều nhưng dấu ấn lại cũng đáng ghi vào sử sách.