Bạn có biết: Một nhiệm kỳ tổng thống Mỹ bao nhiêu năm?

Tổng thống Mỹ đương thời

Cách vài năm là thế giới lại trông chờ thông tin về Nhiệm kỳ tổng thống Mỹ mới hay tái đắc cử. Vậy bạn có biết 1 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ bao nhiêu năm? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thông tin trong bài viết dưới đây.

Mục Lục

1. Nhiệm kỳ tổng thống Mỹ bao nhiêu năm?

Một nhiệm kỳ tổng thống Mỹ được quy định theo hiến pháp Hoa Kỳ là 4 năm. Mỗi nhiệm kỳ tổng thống Mỹ thì người đứng đầu chính phủ của hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

1 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ bao nhiêu năm
1 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ bao nhiêu năm

Tổng thống Mỹ được xem là vị trí chính trị cao nhất được đất nước và chính phủ Hoa Kỳ công nhận. Đây cũng là chức vụ cao nhất trong cơ quan hành pháp tại xứ sở cờ hoa đang được toàn thể người dân Hoa Kỳ bầu ra. Cùng với tổng thống Mỹ thì phó tổng thống cũng là một trong hai chức vụ được bầu cử trên toàn quốc.

Mỗi nhiệm kỳ này thì tổng thống Mỹ cũng sẽ được coi là tổng tư lệnh của lực lượng vũ trang của liên bang. Theo quy định của hiến pháp Hoa Kỳ, mỗi tổng thống Mỹ sẽ chỉ phục vụ được tối đa 2 nhiệm kỳ, tương đương 8 năm. 

Trong thời gian tại chức nếu có xảy ra vấn đề gì với tổng thống khiến người đó không thể tiếp tục nhiệm kỳ như từ chức, bệnh tật, hay qua đời…thì phó tổng thống sẽ là người thay thế đảm nhiệm.

Tại Hoa Kỳ tính đến nay cũng đã có tất cả 59 đòi tổng thống, trong đó có 44 cá nhân được kế nhiệm hay bầu cử.

Trong đó, chỉ có duy nhất một tổng thống được giữ chức 2 nhiệm kỳ đó là Franklin D. Roosevelt. Đây là vị tổng thống được đánh giá vĩ đại nhất lịch sử Hoa Kỳ khi đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc đại khủng hoảng kinh tế khủng khiếp nhất trong lịch sử. Ông cũng được xem là nhà lãnh đạo Hoa Kỳ trong chiến tranh thế giới thứ 2. Tổng công thì ông đã nắm chức tổng thống 3 nhiệm kỳ và qua đời khi đang bắt đầu nhiệm kỳ thứ 4.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về lý lịch tổng thống Ukraine hiện tại

2. Trách nhiệm và quyền lực của tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ của mình 

2.1. Vai trò lập pháp trong nhiệm kỳ tổng thống Mỹ

Tổng thống Mỹ có quyền phủ quyết với quy trình lập pháp của Quốc Hội Hoa Kỳ. Bất kỳ đạo luật nào được Quốc Hội thông qua đều phải được trình lên tổng thống. Khi đó thì tổng thống là người thực hiện nhiệm vụ sau:

  • Tổng thống ký vào đạo luật với văn bản sẽ chính thức được trở thành luật.
  • Tổng thống phủ quyết văn bản hoặc đạo luật đó kèm theo lý do của mình. Khi đó thì đạo luật sẽ không trở thành luật trừ khi có 2/3 lượng biểu quyết bác bỏ ý kiến của tổng thống từ hai viện lập pháp của Hoa Kỳ.
  • Tổng thống không ký cũng không phủ quyết. Khi đó, nếu quốc hội vẫn họp nhóm thì đạo luật đó sẽ trở thành luật. Còn nếu không thì chỉ coi đó là bị phủ quyết. Trường hợp này sẽ được gọi là phủ quyết gián tiếp.

2.2. Vai trò hành pháp của tổng thống Mỹ

Sau khi trở thành tổng thống của Hoa Kỳ cá nhận đó sẽ trở thành người có quyền lực cao nhất với một số quyền cụ thể như sau.

Tổng thống Mỹ đương thời
Tổng thống Mỹ đương thời

2.2.1. Về đối ngoại và chiến tranh

  • Sau khi trở thành tổng thống thì họ sẽ có quyền điều động binh lực của toàn bộ liên bang hay còn gọi là tổng tư lệnh của quân đội Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Tổng thống sẽ có quyền tuyên chiến và điều khiển trực tiếp quân kèm theo đó là trách nhiệm lập kế hoạch quân sự.
  • Quyền lực về đối quan: Tổng thống là người nắm giữ các chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ qua bộ trưởng ngoại giao với quốc phòng. Chủ nhân Nhà Trắng sẽ có quyền công nhận nhà nước hoặc chính phủ mới, hay thương thuyết hiệp định của các nước khác. Dù vậy, hiệp định đó chỉ có hiệu lực khi được sự đồng thuận của 2/3 Thượng viện. Tổng thống có trách nhiệm và vai trò của người đứng đầu ngoại giao, là bảo vệ công dân ở nước ngoài hay công dân ngoại quốc đang sinh sống và làm việc tại Mỹ.

>>> Tham khảo thêm: Danh sách các tổng thống Canada giai đoạn năm 1867-1963

2.2.2. Quyền lực với ngành hành pháp của tổng thống Hoa Kỳ

  • Tổng thống Mỹ coi trọng luật pháp được thi hành trung thực. họ là người nắm giữ 4 triệu công chức ngành hành pháp của liên bang.
  • Tổng thống có quyền bổ nhiệm nhiều vị trí trong ngành hành pháp như các đại sứ, nhân viên nội các… khi được sự đồng thuận của đa số Thượng viện.
  • Tổng thống có quyền sa thải nhân viên hành pháp theo ý mình, dù vậy Quốc hội có quyền ngăn chặn quyết định này.
  • Cuối cùng là quyền ban bố sắc lệnh về hành pháp.

2.2.3. Quyền tư pháp của tổng thống Mỹ

Người đứng đầu nước Mỹ có quyền đề cử thẩm phán của liên bang, trong đó gồm những thẩm phán cao nhất trong tòa phúc thẩm hay Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Những người được tổng thống đề cử và được Thượng viện Hoa Kỳ chấp thuận sẽ chính thức được nhận chức. Điều đó giúp hạn chế việc luật pháp của toàn liên bang rơi vào một chiều hướng nhất định nào đó.

Một số trường hợp tổng thống Hoa Kỳ có quyền nắm giữ thông tin không cho Quốc Hội và tòa án liên bang xem.

Bài viết trên đây giải đáp thông tin về nhiệm kỳ tổng thống Mỹ bao nhiêu năm? Đồng thời giúp các bạn có thông tin chức trách, quyền hạn của tổng thống Mỹ như thế nào. Hy vọng hữu ích tới bạn đọc!

Rate this post

Author: Demorr